Ông chủ Inter Miami, David Beckham gây sốt ở Mexico
Ngày 16.3, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, các bác sĩ vừa thực hiện cấp cứu, cứu sống một cháu bé 34 tháng tuổi nuốt phải cây đinh vít sắc nhọn. Cụ thể, bệnh nhi H.P.H ( sống tại thôn Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa, H.Vĩnh Linh) được gia đình đưa vào viện vào 17 giờ 11 phút ngày 15.3 sau khi phát hiện cháu nuốt phải đinh vít. Tại đây, bệnh nhi được các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, tiến hành khám và chỉ định chụp X-quang bụng, phát hiện dị vật nằm trong đường tiêu hóa, có kích thước 24,15 mm. Ngay khi phát hiện hình ảnh dị vật, các bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp đã nhanh chóng hội chẩn, phối hợp với Khoa thăm dò chức năng tiến hành nội soi gắp dị vật ngay trong đêm. Đến nay, sức khỏe của bệnh nhi H. đã ổn định. Nuốt dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Những dị vật phổ biến mà trẻ em hay nuốt gồm: đồng xu, pin cúc áo, đinh ốc vít, nam châm, đồ chơi nhỏ, xương cá... Sau khi nuốt dị vật, phần lớn trẻ không có biểu hiện gì rõ ràng, hoặc có thể giấu giếm. Tuy nhiên, một số bé có thể xuất hiện triệu chứng như buồn nôn, tím tái, khó thở, khó nuốt hoặc đau rát sau xương ức. Các biến chứng muộn có thể gây loét, tắc nghẽn, thậm chí là thủng ruột gây viêm phúc mạc. Các bác sĩ cảnh báo, nếu phát hiện trẻ nhỏ có các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức. Phụ huynh cũng cần lưu ý, tránh cho trẻ chơi đồ nhỏ, dễ nuốt.Rùng rợn cảnh tài xế xe container tạt đầu, ‘dằn mặt’ người phụ nữ lái xe máy
Ngày 24.1, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết TP.Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD-ĐT và Sở Tài chính Hà Nội về việc hỗ trợ tiền thưởng cho giáo viên theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ.Theo đó, các thầy giáo, cô giáo đang công tác tại các trường thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục trên địa bàn thành phố sẽ được bảo đảm quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73. Dự kiến, các thầy giáo, cô giáo sẽ được nhận thưởng sau khi HĐND thành phố họp và thông qua nghị quyết.Nghị định số 73 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ tiền thưởng căn cứ vào thành tích công tác và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm. Quỹ tiền thưởng hằng năm tại quy định này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của luật Thi đua, khen thưởng và được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản. Đây là lần đầu tiên, cán bộ, công chức, viên chức có khoản này.Tuy nhiên, đầu tháng 1 vừa qua hơn 500 giáo viên Hà Nội đã viết "tâm thư" kiến nghị lãnh đạo thành phố xem xét vì hàng nghìn giáo viên trường công lập nhưng không được nhận khoản tiền thưởng theo Nghị định 73.Bất cập này xuất phát từ việc ngày 10.12.2024, HĐND TP.Hà Nội thông qua Nghị quyết 46/2024/NQ-HĐND quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên thuộc TP.Hà Nội quản lý.Với nghị quyết này, rất nhiều giáo viên trên địa bàn Hà Nội, do thành phố quản lý, sẽ không thuộc đối tượng thụ hưởng. Lý do là các đơn vị sự nghiệp giáo dục đang thực hiện thí điểm đặt hàng dịch vụ giáo dục từ năm học 2023 - 2024 bị phân loại thành đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên.Thông thường, đơn vị tự chủ có nguồn thu để đảm bảo hoạt động, không dùng ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ. Tuy nhiên, các trường được xếp vào diện "tự chủ chi thường xuyên" ở Hà Nội vì trong giai đoạn thí điểm nên vẫn được nhà nước đảm bảo kinh phí.Nhằm bảo đảm quyền lợi giáo viên, Sở GD-ĐT Hà Nội và Sở Tài chính đã có văn bản báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền có phương án hỗ trợ các cơ sở giáo dục thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục.Sau đó, ngày 10.1, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội đã ký Tờ trình số 82/TTr-SGDĐT, gửi UBND TP.Hà Nội đề nghị xây dựng Nghị quyết về việc cập nhật chi phí thực hiện chế độ tiền thưởng theo quy định tại Nghị định số 73 của Chính phủ và chi phí chi thu nhập tăng thêm theo quy định tại Nghị quyết số 46 của HĐND thành phố theo trình tự, thủ tục rút gọn.Năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 119 cơ sở giáo dục trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội và 250 cơ sở trực thuộc quận, huyện đang thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục với hàng nghìn giáo viên, nhân viên.
‘See now buy now’ có trở thành xu hướng của thời trang local brand Việt?
"Tích điểm liền tay - rước ngay SH" là chương trình khuyến mãi ưu đãi của Công ty CP Tôn Đông Á tổ chức nhằm tri ân khách hàng trước thềm năm mới Ất Tỵ 2025. Sau gần 3 tháng, chương trình khuyến mãi "khủng" nhận được hưởng ứng của 774 khách hàng tham gia. Trong đó có 474 khách hàng đạt điều kiện chương trình với tổng 4.260 mã dự thưởng hợp lệ. Giải đặc biệt có 128 khách hàng đạt điều kiện với 3.158 mã dự thưởng hợp lệ.Thông qua buổi quay số trúng thưởng ngày 14.1, Tôn Đông Á đã tìm ra chủ nhân của 151 giải thưởng trước sự chứng kiến của đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ công thương), lãnh đạo công ty và đại diện khách hàng. Danh sách các chủ nhân may mắn nhất trúng thưởng sẽ được công bố trên các kênh truyền thông chính thức của công ty và sẽ được trao thưởng theo đúng quy định. Đại diện các khách mời đều đánh giá cao tính chuyên nghiệp, công bằng và minh bạch của chương trình từ khâu phát động tới khâu tổ chức quay số."Từ những ngày đầu triển khai chương trình, Tôn Đông Á đã nhận được nhiều sự phản hồi tích cực từ phía khách hàng về cơ cấu và số lượng giải thưởng. Chúng tôi chân thành cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn Tôn Đông Á là thương hiệu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trong suốt thời gian qua. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và đồng hành của quý khách hàng cùng Tôn Đông Á trong thời gian tới", ông Dương Công Triết - Giám đốc Khối Kinh doanh Nội địa Công ty CP Tôn Đông Á cho biết.Thông qua chương trình, Tôn Đông Á cũng đã lắng nghe được những nhận xét, những chia sẻ chân thành từ khách hàng, những người là cầu nối để đưa sản phẩm của Tôn Đông Á đến tay người tiêu dùng trong cả nước.Hơn 26 năm hình thành và phát triển, Tôn Đông Á đã xây dựng được một thương hiệu uy tín và chất lượng sản phẩm đáng tin cậy trên thị trường. Sản phẩm của Tôn Đông Á luôn là lựa chọn hàng đầu để giới thiệu tới người tiêu dùng nhờ chất lượng sản phẩm tốt, đúng dem, đủ ký, đúng chất lượng, cũng như mỗi chi tiết trong sản phẩm đều được chăm chút tỉ mỉ, chuẩn xác để không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn mang đến sự an toàn, độ bền vững của công trình theo thời gian và phù hợp với mọi nhu cầu.Trong hành trình phát triển đó, Tôn Đông Á đã có những thay đổi vượt bậc thể hiện qua việc đầu tư vào chiều sâu dây chuyền và công nghệ sản xuất hiện đại nhất từ châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… đảm bảo đạt chuẩn từ độ dày lớp mạ đến kích thước từng tấm tôn với 3 dòng sản phẩm chính gồm KING/ WIN/ SVIET cùng cơ chế bảo hành lên đến 50 năm. Sản phẩm của Tôn Đông Á đã vươn mình ra hơn 50 thị trường đòi hỏi phân khúc chất lượng cao bao gồm châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,… và được đánh giá cao về chất lượng.Không những quan tâm chất lượng, các khách hàng còn đánh giá cao về dịch vụ App Tôn Đông Á với tốc độ truy cập nhanh, thuận tiện và hữu ích. Đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm tốt nhất, Tôn Đông Á thường xuyên triển khai các chính sách ưu đãi hấp dẫn theo từng tháng, từng quý thông qua App Tôn Đông Á. Khách hàng rất dễ dàng sử dụng để nhận thêm các ưu đãi và nhiều dịch vụ hậu mãi khi tiến hành quét nhập kho và quét xuất kho cuộn hàng KING/ WIN/ SVIET.Sự cam kết về quản trị, chất lượng và dịch vụ, với năng lực kỹ thuật, tiên phong chuyển đổi dữ liệu số, ứng dụng phần mềm trong vận hành giúp công ty duy trì vị thế hàng đầu, đối phó linh hoạt với biến động và cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, chú trọng các giải pháp tối ưu và đầu tư vào khoa học công nghệ hiện đại, cũng như dây chuyền thiết bị thân thiện với môi trường. Ngoài ra, bên cạnh việc sở hữu năng lực sản xuất và kinh nghiệm hoạt động tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của công ty.Chính nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ từ đội ngũ CB-CNV, ban lãnh đạo và những bước đi chiến lược mang tính đột phá, vào quý 04.2024, Tôn Đông Á liên tiếp đón nhận các danh hiệu và chứng nhận như: Giải thưởng Thương hiệu Quốc gia; Giải Vàng Chất lượng Quốc gia; Chứng nhận ISO 14067:2018 vết carbon của sản phẩm. Tôn Đông Á tiếp tục đặt mục tiêu đạt chứng nhận ISO 14064-1:2018 về báo cáo phát thải khí nhà kính trong tháng 1.2025. Đây chính là lời khẳng định cam kết mạnh mẽ của công ty trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng và thực hiện sản xuất bền vững "cùng xây cuộc sống xanh"Khách hàng theo dõi thông tin cập nhật kết quả chương trình "Tích điểm liền tay - rước ngay SH" từ Tôn Đông Á tại đây: https://bit.ly/DANHSACHTRUNGTHUONG2025Để niềm vui của sự cho đi tiếp tục được nối dài, đầu tháng 1.2025, Tôn Đông Á tự hào trao gửi những đóng góp san sẻ yêu thương với tổng kinh phí tài trợ lên đến gần 2,5 tỉ đồng thông qua các hoạt động: xây dựng cầu - đường, hỗ trợ tôn lợp, trao tặng học bổng cho học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ gia đình và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, xây dựng nhà tình thương - tình nghĩa, đồng hành với cán bộ - chiến sĩ tuyến đầu của Tổ quốc,…Hành trình thiện nguyện này chính là lời cam kết bền bỉ "cùng xây cuộc sống xanh" của Tôn Đông Á, khởi đầu chào đón năm mới 2025 lan tỏa yêu thương. Tính đến tháng 1.2025, tổng kinh phí Tôn Đông Á tài trợ hoạt động thiện nguyện lên đến hơn 50 tỉ đồng.
Về an toàn phòng chống cháy nổ khi thời gian luộc bánh rất dài, ngoài phật tử, nhân dân địa phương túc trực, chính quyền địa phương cũng cử cán bộ đến kiểm tra, đảm bảo không để xảy ra sự cố liên quan đến hỏa hoạn. Riêng lượng củi để nấu bánh chưng, bánh giầy trong 5 ngày, theo ông Lưu, dự tính sẽ phải dùng tới 50 - 70 tấn củi và hiện tại bà con vẫn chở củi tới.
Thai phụ thiếu khoáng chất, con dễ mắc tự kỷ
Thời gian qua, cử tri nhiều địa phương như Bình Phước, An Giang, Đồng Nai, TP.HCM… đã gửi tới Bộ Tài chính đề nghị làm rõ sự cần thiết của việc yêu cầu mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy nhằm tránh lãng phí; xem xét điều chỉnh quy định về mua loại bảo hiểm này theo hướng tự nguyện thay cho bắt buộc.Hồi đáp đề nghị của cử tri tỉnh Bình Phước mới đây, Bộ Tài chính vẫn đưa ra nhiều lập luận khẳng định sự cần thiết duy trì loại hình bảo hiểm này. Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ bồi thường bảo hiểm, chi trả hỗ trợ nhân đạo, đảm bảo việc bồi thường bảo hiểm diễn ra nhanh chóng, đúng quy định, tránh trục lợi bảo hiểm.Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, phân tích thực tế có nhiều lý do khiến người sử dụng phương tiện giao thông không thiết tha với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy.Cụ thể hiện nay chưa có thủ tục cũng như cơ chế bắt buộc định kỳ chủ phương tiện phải mua loại bảo hiểm này giống như thủ tục đăng ký đăng kiểm của xe ô tô. Bởi vậy, chủ phương tiện không có động lực cũng như áp lực phải đi mua loại bảo hiểm này."Nhiều người mua một vài lần, không bị tai nạn nên không được nhận chế độ quyền lợi bảo hiểm, cảm thấy mua chỉ mất tiền, bởi vậy sau đó không mua nữa mà không biết rõ ý nghĩa của loại bảo hiểm này như thế nào.Ngoài ra, một số trường hợp mua của những người lừa đảo bán bảo hiểm giả, khi sự việc xảy ra không thanh toán được dẫn đến bức xúc, từ đó không mua nữa. Cũng có trường hợp gặp khó khăn, phiền hà khi thực hiện các thủ tục hưởng các quyền lợi chế độ bảo hiểm khi vụ việc tai nạn xảy ra nên có những phản ứng tiêu cực với loại bảo hiểm này", ông Cường nói. Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy, 11 tháng năm 2024, tổng doanh thu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự là 736,9 tỉ đồng; ước tính chi phí bồi thường là 28,5 tỉ đồng. Tỷ lệ bồi thường chỉ khoảng là 4%.Chuyên gia tài chính Nguyễn Ngọc Tú phân tích, so với các loại hình bảo hiểm khác, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe máy hiện nay là quá thấp, gần như chính sách không phát huy tác dụng. "Với mỗi người, số tiền chi ra để mua bảo hiểm xe máy không lớn nhưng với hàng chục triệu xe máy, số tiền cả nước thu về rất lớn. Đề xuất nên bỏ bảo hiểm xe máy bắt buộc cho dân được nhờ, giảm phiền hà cho người dân, ai thấy cần thiết thì mua", ông Tú nói.Theo ông Cường, trước đây, khi điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, khả năng bồi thường thiệt hại của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy rất hạn chế. Việc quy định bắt buộc loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới là cần thiết để kịp thời khắc phục hậu quả thiệt hại khi tai nạn giao thông xảy ra.Tuy nhiên, đến nay, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, với những vụ tai nạn giao thông ở mức độ ít nghiêm trọng, hòa giải thỏa thuận rất nhanh chóng. Mức tiền bảo hiểm trong các vụ tai nạn như vậy không nhiều, thủ tục thanh toán phức tạp nên rất ít nạn nhân nhận được tiền bảo hiểm trong quá trình điều trị hoặc khi sự việc mới xảy ra. "Thường thì khi nhận được tiền bảo hiểm, sự việc đã được giải quyết xong nên mất đi tính kịp thời và ý nghĩa của loại hình bảo hiểm này", ông Cường nói.Trong trường hợp tai nạn giao thông mà đến mức hậu quả nghiêm trọng là thiệt hại tính mạng của nạn nhân, hoặc thương tích 61% trở lên, hoặc thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên, vị luật sư cho biết, người vi phạm, gây tai nạn sẽ bị xử lý hình sự. Khi đó, việc bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả là trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có thêm cơ chế từ bảo hiểm.Bày tỏ quan điểm đã tới lúc nên xem xét chuyển bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe gắn máy sang hình thức tự nguyện, ông Cường nhấn mạnh: "Các số liệu thống kê cho thấy, số tiền chi trả cho người được hưởng bảo hiểm chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với số tiền thu được. Nếu không điều chỉnh tỷ trọng này hoặc không chuyển sang thành loại hình bảo hiểm tự nguyện thì tính bất hợp lý ở loại bảo hiểm này vẫn tiếp tục tồn tại".